Vốn dĩ là thái dương thì nên rực rỡ, đừng mang thái dương vùi vào bùn lầy

 


Vốn dĩ là thái dương thì nên rực rỡ, đừng mang thái dương vùi vào bùn lầy

Tác giả: Phạm Minh

Vốn dĩ không định viết bài này nhưng dạo này thấy fan đi bán thảm quá nhiều, người không phải fan lại nói về chuyện bán thảm. Thương cảm cho thần tượng không xấu nhưng đừng khiến câu chuyện của một cậu bé đã nỗ lực hết mình và tài giỏi như Santa trở thành một câu chuyện chỉ quy về hai chữ bán thảm. Ở bài viết này, mình chỉ có 2 phần: 1 là nói về những dấu ấn trên con đường nghệ thuật của Santa, 2 là giải thích một chút về những câu chuyện bán thảm (theo ý hiểu cá nhân).

1. Uno Santa và những dấu ấn nghệ thuật

Uno Santa sinh ra và lớn lên ở Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản

Là dancer, biên đạo, người mẫu, trưởng nhóm nhảy và biên đạo của Alaventa.

Sự nghiệp nghệ thuật:

- Bắt đầu học nhảy từ năm 3 tuổi

- Tiểu học, từng tham gia biểu diễn nhạc kịch “Anne of Green Gables” ở Tokai

- Năm 2012, trung học, trở thành quán quân Nhật Bản của Giải đấu Dance@Live Kids

- Năm 2015, quán quân châu Á giải dấu Street Dance KEMP Asia 15 tại Hồng Kông

- Năm 2015, trở thành quán quân thế giới trẻ tuổi nhất giải đấu Street Dance Kemp Europe, Cộng hòa Séc

- Năm 2016, quán quân loại hình House 3on3 tại giải đấu Cercle Underground, Paris, Pháp

- Năm 2018, quán quân giải dấu Nothing2looz World Finals

- Năm 2019, là một phần của nhóm nhạc nam Nhật – Trung WARPs, công ty Avex

Một vài dấu ấn khác:

- SHINEE TAEMIN JAPAN FIRST TOUR GEST – Dancer toàn bộ 32 bài biểu diễn

- Video mở màn Kōhaku Uta Gassen

- Biên đạo bài Take me Back

- Xuất hiện ở Toyota Crown CM

- PV “If you forgive me” của ca sĩ kiêm nhà sáng tác Leo Leiri

- PV “Famous” SHINEE TAEMIN

- Naoto Inti Raymi LIVE

2. Một số câu chuyện khác về Uno Santa:

Về vấn đề kinh tế:
Nhìn vào câu chuyện học nhảy năm 3 tuổi, học trống và các giải thưởng của Santa, đều có thấy Santa là một vũ công giỏi và được phát triển năng khiếu từ rất sớm. Em cũng có niềm đam mê và tài năng vũ đạo thiên bẩm. Thế nên, ngay khi chỉ mới mười mấy tuổi, em đã có thể đạt được chức quán quân, sau đó, tiếp tục giành được các giải thưởng về vũ đạo khác. Có thể thấy là gia đình Santa cực kỳ ủng hộ em và tạo mọi điều kiện cho em theo đuổi ước mơ.

Theo thông tin mình biết được thì cả nhà Santa đều theo hướng nghệ thuật. Bố là chủ của Dance Studio House ở Nagoya và là một nhân vật tiếng tăm của đài CBC, mẹ là vũ công, chị gái là giáo viên dạy nhảy, em gái cũng có học nhảy. Santa còn được học chơi trống, chơi các nhạc cụ, xem vlog của Santa thì dàn nhạc cụ ở nhà em cũng đồ sộ 🙂 Có thế thấy, điều kiện kinh tế nhà Santa so với các gia đình ở Nhật ở mức khá/khá giả, đảm bảo được cuộc sống gia đình và điều kiện để con cái theo đuổi ước mơ.

Về vấn đề backup dancer cho Taemin: đây là câu chuyện khiến mình vừa buồn cười vừa thấy bực mình khi có những bài viết từ bên Trung nói rằng em phải đi làm backup dancer. Backup Dancer cho Taemin đều là những người giỏi, vũ công, biên đạo, nói một người các bạn dễ biết đến nhất là Riki Nishimaru (Niki) của ENHYPHEN cũng từng là backup dancer của Taemin. Vì thế, backup dancer không phải là một vị trí mà phải đi làm, backup dancer là một công việc nghệ thuật, biểu diễn trên sân khấu, hỗ trợ nghệ sĩ, đều là một nghề nghiệp vĩ đại nên thật sự mong mọi người nên coi trọng vị trị backup dancer này của Santa hoặc của bất kỳ ai 🙂

Về giá vé workshop của Santa: mình đã đọc bài viết trên Zhihu, weibo và bài dịch của nhiều page và mình thấy là các bài viết đều đang đánh tráo câu chữ. Workshop của Santa trên poster có ghi rõ, 1 người nếu không phải hội viên là khoảng 700k, có thẻ hội viên là khoảng 600k. Một lớp khoảng 30-50. Có một poster workshop (hình như) limit 25 người thì bị cắt giá. Nhưng không phải là 1 workshop chỉ thu được 600k.

  • Đầu tiên, các bạn nên phân biệt workshop và khóa học dance. Workshop chỉ là một hội thảo, lớp học, buổi chia sẻ kinh nghiệm ngắn ngày, thậm chí là vài tiếng. Giá Workshop trung bình bên Nhật cũng nằm trong khoảng 2000-4000 yên, trừ một số workshop yêu cầu kỹ năng, vật phẩm phụ trợ nhiều, thế nên workshop của Santa với giá thành như vậy không thể nói quá rẻ, nó ở mức trung bình. Và theo nhưng Poster t xem trong bài viết thì khoảng năm 2015-2016. Hiện tại giá workshop trung bình cũng nhật vẫn nằm trong khoảng trên thì thời gian như vậy không thể bảo là quá rẻ được.
  • Trên báo Nhật cũng ghi là Santa mở nhiều workshop ở Nhật và nước ngoài, có nghĩa em không phải dạng vô danh tiểu tốt. Muốn mở workshop có nhiều người tham gia thì giảng viên phải uy tín và có tiếng 🙂 Điều hiển nhiên bạn phải hiểu nếu các bạn học và làm truyền thông.

Về trang phục quần áo: Phần này thì hoàn toàn là do suy đoán từ hiểu biết của mình về nghệ sĩ Jpop. Mình sẽ không nói là em có nhiều quần áo hay ít quần áo nhưng việc em mặc 1 bộ quần áo đi phỏng vấn vài lần hay mặc một chiếc quần mấy năm chẳng phải là cơ sở để nói rằng em không có nhiều trang phục 🙂 Nghệ sĩ Jpop thường không quá chú trọng tới phục trang, nhất là những người theo hướng underground như Santa. Ở đây không phải nói họ ăn mặc không đẹp mà họ không cần quá mức hào quáng, đối với dân dancer thiên về biểu diễn thì ăn mặc thoải mái là được. Phong cách của Santa thiên về hướng Street dance, có thể thấy quần áo em mặc thường ngày khá thoải mái và dễ chịu, đó là phong cách của em và mình tôn trọng phong cách đó.

Thật sự, chỉ muốn nói là, Santa trong mắt mình là một cậu bé cực kỳ tỏa sáng, không chỉ bởi tài năng mà còn vì nỗ lực và tính cách của em. Vậy nên, mình không muốn nhìn thấy Santa bị gắn với hai chữ bán thảm. Mình muốn người khác nhìn vào Santa sẽ thấy em là người tài giỏi thế nào, tuyệt vời thế nào, cố gắng thế nào, hoàn toàn xứng đáng được debut.

Bởi vì Santa là mặt trời thì hãy cứ để em làm mặt trời, tuy là nơi nâu nâu nhưng vẫn mang ước mơ cho người khác.

0 comments